Chính trị

Ngày 12-09-2014

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Cao Phong lần thứ II năm 2014

(CTV) - Ngày 12/9, UBND huyện Cao Phong đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Cao Phong lần thứ II năm 2014 với sự tham gia của 150 đại biểu đại diện cho hơn 32.000 người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Đồng chí Đinh Văn Dực, TUV, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng BCĐ, trưởng BTC Đại hôi đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh dự và chỉ đạo đại hội.

                           

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Đinh Văn Dực, TUV, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng BCĐ,

trưởng BTC Đại hôi đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh tặng Đại hội bức tranh Bác Hồ với các dân tộc thiểu số. 

          Huyện Cao Phong hiện có 3 dân tộc chính Mường, Kinh, Dao cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm đại đa số với gần 71%. Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa bằng nghề sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.

          Trên địa bàn huyện Cao Phong, chương trình 135 được triển khai ở 4/12 xã với tổng số 15 thôn, xóm đặc biệt khó khăn (thuộc xã khu vực II). Trong giai đoạn 5 năm 2009 - 2014, chương trình 135 giai đoạn đầu đã đầu tư 30,551 tỷ đồng xây dựng các hệ thống công trình khu vực đồng bào dân tộc sinh sống. bộ mặt các xã nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Cao Phong có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2009 - 2014 đạt 13%/năm. Cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 48%, CN-TTCN, du lịch - dịch vụ đều chiếm 26%, thu nhập bình quân đạt 21,74 triệu đồng/người/năm, tăng 50,69% so với năm 2009, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện xuống còn 19,8%.  Nông nghiệp phát triển ổn định tập trung vào một số loại cây trồng chủ lực như: cam, quýt, mía,… cho năng suất và sản lượng cao. Đặc biệt, mô hình liên kết trồng cam theo hình thức 50/50 đang phát triển khá mạnh ở các xã Tân Phong, Nam Phong, Bắc Phong, Dũng Phong... với 108 ha ở 7/13 xã, thị trấn. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng trong 3 năm từ 2010 - 2013 đã huy động 150 tỷ đồng cải tạo, xây mới cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn. Đến nay, có tổng số 641 hộ dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn và các công trình công cộng với tổng diện tích 36.536 m2, ước khoảng 5 tỷ đồng.

          Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ và một số mục tiêu cụ thể nhiệm kỳ 2014 - 2019. Trong đó, phấn đấu đến năm 2015 s ố cán bộ là người dân tộc thiểu số ở các xã 100% học hết THPT; năm 2020 có 70% trình độ đại học và 95% có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; 100% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia, cơ bản xóa xong nhà tạm, nhà dột nát; 100% xóm, bản có đường ô tô đến xóm. Các giá trị văn hóa mang bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát triển,…

          Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Đinh Văn Dực, TUV,Trưởng Ban Dân tộc tỉnh ghi nhận những kết quả mà huyện đã đạt được trong công tác dân tộc giai đoạn 2009 - 2014. Đồng chí nhấn mạnh: Cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Cao Phong cần tiếp tục quán triệt các chủ trương của Đảng, Nhà nước về chính sách dân tộc, tôn giáo; tạo điều kiện để các dân tộc phát triển bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau; quan tâm phát triển toàn diện kinh tế - văn hóa - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số để người dân tộc thiểu số được tiếp cận đầy đủ về y tế, văn hóa, giáo dục; ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc, phát huy nội lực của các dân tộc trong phát triển KT - XH của địa phương….

          Tại Đại hội, các đại biểu đã chọn cử 10 đại biểu đi dự Đại hội cấp trên. Nhân dịp này, UBND huyện Cao Phong đã tặng giấy khen cho 10 tập thể và 25 cá nhân đã có nhiều thành tích trong công tác dân tộc giai đoạn 2009 - 2014./.

Minh Tuấn

Các bài liên quan